Linear Algebra MIT OCW
Search Results
Linear Algebra Done Right, by Sheldon Axler (Author), ISBN-13: 978-3319110790...
Phần liên quan Matrices, Vectors, Eigenvectors & eigenvalues, Bilinear form and Quadratic form
Linear mapping/map (ánh xạ tuyến tính)
Quan hệ hay liên hệ giữa các tập hợp được biểu diễn bằng ánh xạ.
Với không gian vector thì
ánh xạ này cần thể hiện liên hệ của cả những phép toán toán (operator) khi giữa
các không gian vector.
Đồng cấu (homomorphism)
Định nghĩa 1
Giả sử V
và W là hai không gian vector trên trường K. Một ánh xạ f từ V đến W ký hiệu là
f:V→W gọi là một ánh xạ
tuyến tính (linear mapping or linear transformation) hay một đồng cấu (hay cấu xạ đồng
nhất homomorphism, cấu xạ-morphism
mang ý nghĩa là ánh xạ bảo toàn cấu trúc structure-preserving
map).
Nếu với ∀x,y∈V,∀k∈K:
1.
f(x+y)=f(x)+f(y)
2.
f(kx)=kf(x)
Khi đó f(x) được gọi là ảnh của x. Nếu W=V thì f được gọi là tự đồng cấu (endomorphism). Tự đồng cấu f:V→V còn gọi là toán tử tuyến tính (linear operator).
Hệ quả
1.
Giả sử V và W là hai không gian vector
trên trường K. Một ánh xạ f từ V đến W ký hiệu là f:V→W gọi là một ánh xạ tuyến tính khi và chỉ khi f(rx+sy)=rf(x)+sf(y),∀x,y∈V,∀r,s∈K
2.
Nếu f:V→W là một ánh xạ tuyến tính thì f(→0v)=→0W
Ví dụ: f:R3→R2 xác định bởi
f((a1,a2,a3))=(a1,a2) là một đồng cấu (kiểm tra bằng định nghĩa).
Định nghĩa 2
Một ánh xạ tuyến
tính (đồng cấu) được gọi là:
§ Đơn cấu (monomorphism) nếu nó là một đơn ánh (injective/injection)
§ Toàn cấu (epimorphism) nếu nó là một toàn ánh (surjective/surjection)
§ Đẳng cấu (isomorphism) nếu nó đồng thời là đơn ánh và toàn ánh (hay song ánh-bijective/bijection).
§ Tự đẳng cấu (automorphism) nếu là vừa là tự đồng cấu và đẳng cấu
Khi có một
đẳng cấu từ không gian vector V sang W ký hiệu f:V≅W thì V,
W được gọi là đẳng cấu với nhau.
Ánh xạ tuyến
tính f:V→W là một đẳng cấu khi và chỉ khi tồn tại một ánh xạ tuyến tính f−1:W→V
sao cho f−1f=1V,ff−1=1W.
Chứng minh: nếu f là một đẳng cấu thì tồn tại một ánh xạ ngược f−1, dùng điều kiện chứng minh f−1 là một ánh xạ tuyến tính theo định nghĩa. Ngược lại nếu tồn tại một ánh xạ tuyến tính f−1:W→V sao cho f−1f=1V,ff−1=1W thì f là một song ánh, theo định nghĩa f là đẳng cấu.
Ví dụ: f:R3→R2 xác định bởi
f((a1,a2,a3))=(a1,a2) là một toàn cấu bởi vì ∀β(a1,a2)∈R2 đều ∃α(a1,a2,0)∈R3 sao cho f(α)=β.
Sự xác định của một ánh xạ tuyến tính
Định lý
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K, β={b1,...,bn} là một cơ sở của V và x1,…,xn
là n vector tùy ý của W. Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính f:V→W sao cho f(bi)=xi,∀i=¯1,n.
Với u=r1b1+r2b2+...+rnbn chọn f xác định như sau f(u)=r1x1+r2x2+...+rnxn∈W. Do β={b1,...,bn} là cơ sở của V nên u,ri,n được xác định duy nhất hay f(u) xác định duy nhất, do đó f là một
ánh xạ.
Chứng minh f là một ánh xạ tuyến tính.
Với u=r1b1+r2b2+...+rnbn,v=s1b1+s2b2+...+snbn∈V,∀k∈K:
u+v=(r1+s1)b1+(r2+s2)b2+...+(rn+sn)bnku=kr1b1+kr2b2+...+krnbn
Theo định nghĩa của f:
f(u+v)=(r1+s1)x1+(r2+s2)x2+...+(rn+sn)xn=f(u)+f(v)f(ku)=kr1x1+kr2x2+...+krnxn=kf(u)
Hơn nữa có
thể viết bi=0b1+0b2+...+bi+...+0bn,∀bi⇒f(bi)=xi .
Để kiểm tra tính duy nhất của f, giả sử tồn tại một ánh xạ tuyến tính f′:V→W thỏa mãn điều kiện f′(bi)=xi,∀i=¯1,n. Do f′:V→W là ánh xạ tuyến tính nên theo tính chất ánh xạ tuyến tính:
f′(u)=f′(r1b1+r2b2+...+rnbn)=r1f′(b1)+r2f′(b2)+...+rnf′(bn)=r1x1+r2x2+...+rnxn=f(u)
Do đó f′=f hay f là duy nhất.
Kết luận
§ Để xác định ánh xạ tuyến tính f:V→W chỉ cần xác định ảnh của các vector cơ sở.
§ Mỗi hệ n vector của W xác định một ánh xạ tuyến tính từ V đến W nếu W≠0.
Hạt nhân/Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính (Kernel & image)
Định nghĩa
Giả sử V, W
là hai không gian vector trên trường K, f:V→W là một ánh xạ tuyến tính, A⊆V,B⊆W là các không gian con.
Ảnh của A,
hay tập hợp ảnh của A (image) ký hiệu Im(A) xác định:
f(A)={β=f(α)∈W|α∈A} là tập hợp các ảnh của mọi
vector ∀α∈A tạo do đồng cấu f.
Tập hợp f−1(B)={α∈V|f(α)∈B} được gọi là tạo ảnh (ảnh ngược-preimage
hay inverse image) của B.
Tập hợp
f(V) gọi là ảnh của V hay còn gọi là ảnh của f Im(f).
Tập hợp f−1(→0W) được gọi là hạt nhân của f và ký hiệu là Ker(f).
Định lý
Giả sử V, W
là hai không gian vector trên trường K, f:V→W là một ánh xạ tuyến tính, A⊆V,B⊆W là các không gian con. Khi đó:
1.
f(A) là một không gian con của W.
Nếu hệ vector {ε1,ε2,...,εn} là một hệ sinh của A thì hệ vector {f(ε1),f(ε2),...,f(εn)} là một hệ sinh của f(A).
2.
f−1(B) là một không gian
con của V.
Chứng minh:
Vì →0V∈A nên f(→0V)∈f(A) hay f(A)≠∅
(1).
Giả sử β1,β2∈f(A);r,s∈K, theo định nghĩa của f(A) là tập ảnh của A, tồn tại α1,α2∈A sao cho f(α1)=β1,f(α2)=β2.
Vì f là một ánh xạ tuyến tính nên rβ1+sβ2=rf(α1)+sf(α2)=f(rα1)+f(sα2)=f(rα1+sα2). Do A là một không gian con của V nên theo tính chất không gian
vector rα1+sα2∈A,
vì vậy rβ1+sβ2=f(rα1+sα2)∈f(A) (2).
Từ (1), (2) f(A)⊆W.
Giả sử {e1,e2,...,en} là một hệ sinh của A khi đó f(ei)∈f(A). Do α là tổ
hợp tuyến tính của hệ vector {e1,e2,...,en} nên α=x1e1+x2e2+…+xnen,f(α)=β:
β=f(α)=f(x1e1+x2e2+…+xnen)=x1f(e1)+x2f(e2)+…+xnf(en)
Do đó hệ {f(e1),f(e2),...,f(en)} là một hệ sinh của f(A).
Chứng minh tương tự f−1(B)⊆V.
Hệ quả
Giả sử V, W
là hai không gian vector trên trường K, f:V→W là một ánh xạ
tuyến tính
§ Im(f) là không gian con của W
§ Ker(f) là không gian con của V
§ f là một toàn cấu khi Im(f)=W
§ f là một đơn cấu khi và chỉ khi
(iff), Ker(f)=→0V
Giả sử f là
một đơn cấu và α∈Ker(f), khi đó f(α)=→0W=f(→0V). Vì f là đơn cấu nên α=→0V hay Ker(f)={→0V}
Ngược lại nếu
Ker(f)={→0V}, khi f(α1)=f(α2) với α1,α2∈V.
Xét f(α1−α2)=f(α1)−f(α2)=→0W do vậy α1−α2∈Ker(f) hay α1−α2=→0V⇒α1=α2.
Đẳng cấu giữa hai không gian cùng số chiều
Định lý
Hai không
gian vector trên trường K đẳng cấu khi và chỉ khi có cùng số chiều.
Giả sử f:V≅W là một
đẳng cấu. Khi đó f đồng thời là một đơn cấu và toàn cấu.
Do đó Ker(f)=→0,Im(f)=W, khi
đó
dim(V)=dim(W)+dim(Ker(f))=dim(W)+0=dim(W)
Ngược lại:
Giả sử β={b1,b2,...,bn} là cơ sở của V và γ={g1,g2,...,gn} là một cơ sở của W có cùng số chiều là n. Do
đó có một ánh xạ tuyến tính f:V→W
sao cho f(bi)=gi,i=¯1,n. Khi đó hệ γ={g1,g2,...,gn} cũng
là hệ sinh của Im(f) nên Im(f)=W nên f là toàn cấu.
Hơn nữa dim(Ker(f))=dim(V)−dim(Im(f))=0 nên f là một đơn cấu.
Kết luận f là một đẳng cấu nên V và W đẳng cấu với nhau.
Hệ quả 1
Giả sử V, W
là hai không gian vector trên trường K, ánh xạ tuyến tính f:V→W là một đẳng cấu khi và chỉ khi nó biến một cơ
sở của V thành một cơ sở của W.
Hệ quả 2
Giả sử f:V→V là toán
tử tuyến tính, khi đó các mệnh đề sau tương đương:
1.
f đẳng cấu
2.
Tồn tại ánh xạ ngược f−1
3.
f đơn cấu
4.
f toàn cấu
Tọa độ biểu diễn vector (Coordinate representation of vector)
Định nghĩa
Nếu β={b1,...,bn} là một cở
sở của không gian vector V trên trường K. Khi đó, ∀v∈V tồn tại duy nhất một bộ vô hướng a1,a2,…,an∈K sao cho:
v=a1b1+a2b2+...+anbn
Khi đó tọa độ (coordinate vector hay β– coordinates) của vector v đối với cơ sở β (to the ordered basic) được định nghĩa là vector cột (column vector) thuộc Kn chứa các vô hướng ai, ký hiệu:
[v]β=[a1⋮an]
Khi đó vector V viết lại như sau:
Khi đó vector V viết lại như sau:
v=a1b1+a2b2+...+anbn=[b1…bn][a1⋮an]=B[v]β
Ánh xạ tọa độ (Coordinate mapping- coordinate isomorphism)
Nếu β={b1,...,bn} là một cơ sở của không gian vector V trên
trường K. Khi đó tồn tại ánh xạ gọi là ánh xạ tọa độ (coordinate map) còn gọi là biểu diễn chuẩn (standard
representation) của V
đối với cơ sở β={b1,...,bn} từ V tới Kn (hay còn ký hiệu là Vn) ký hiệu ϕβ:V→Kn xác định bởi:
ϕβ(v)=[v]β
ϕβ:V→Kn cũng là một ánh xạ tuyến tính (linear map
hay linear transformation) hơn nữa nó còn là một
đẳng cấu (isomorphism).
Chứng minh:
Để chứng minh ϕβ là một đẳng cấu trước tiên phải chứng minh ϕβ là một ánh xạ tuyến tính.
Giả sử ∀x,y∈V do β={b1,...,bn} là cơ sở của V nên x, y có thể biểu diễn theo cơ sở
này:
x=x1b1+x2b2+...+xnbny=y1b1+y2b2+...+ynbn
Xét: x+y=(x1+y1)b1+(x2+y2)b2+...+(xn+yn)bn
Và ∀k∈K:
kx=kx1b1+kx2b2+...+kxnbn
ϕβ(x+y)=[x+y]β=[x1+y1⋮xn+yn]=[x1⋮xn]+[y1⋮yn]=[x]β+[y]β=ϕβ(x)+ϕβ(y)
và
ϕβ(kx)=[kx]β=[kx1⋮kxn]=k[x1⋮xn]=k[x]β=kϕβ(x)
Do đó ϕβ:V→Kn là một ánh xạ tuyến tính.
Chứng minh ánh xạ tuyến tính ϕβ là một đẳng cấu
Giả sử x,y∈V
và ϕβ(x)=ϕβ(y),
khi đó [x]β=[y]β. Do dạng biểu diễn theo cơ sở β của một vector là duy nhất nên x=y hay ϕβ là một đơn ánh.
Giả sử bất kỳ [x]β=[x1⋮xn]∈Kn
Xét x=x1b1+x2b2+...+xnbn∈V thì ϕβ(x)=[x]β.
Như vậy tất cả các phần tử của Kn
đều có tạo ảnh. Do đó ϕβ
là một toàn ánh.
Chuyển đổi tọa độ (Changing between coordinates with respect to two different bases)
Tổng quát cho không gian vector V trên trường K. Giả sử β={b1,...,bn}, γ={g1,...,gn} là các cơ sở
của V. Khi đó với ∀v∈V: [v]γ=Pγ←β[v]β với Pγ←β là ma trận n×n gọi là ma trận chuyển đổi (cơ sở)
(transition matrix) từ β sang γ tạo thành từ
các vector cột là tọa độ của b1,...,bn
theo cơ sở γ.
Chứng minh:
Giả sử v=x1b1+...+xnbn hay [v]β=[x1⋮xn]
Gọi các ánh xạ tọa độ tương ứng là ϕβ,ϕγ:V→Kn
Do ϕγ
là ánh xạ tuyến tính nên:
[v]γ=ϕγ(v)=ϕγ(x1b1+...+xnbn)=ϕγ(x1b1)+...+ϕγ(xnbn)=x1ϕγ(b1)+...+xnϕγ(bn)=x1[b1]γ+...+xn[bn]γ==[[b1]γ|⋯|[bn]γ][x1⋮xn]=Pγ←β[v]β
Tổng quát với α,β,γ là cơ sở của V:
1.
Pα←α=In
2.
Pα←γ=Pα←βPβ←γ
3.
Pα←β=(Pβ←α)−1
Chứng minh (2)
Với ∀v∈V
theo định nghĩa:
Pα←γ[v]γ=[v]α=Pα←β[v]β=Pα←β(Pβ←γ[v]γ)
Theo tính chất phép nhân ma trận
Pα←γ[v]γ=[v]α=Pα←β[v]β=Pα←β(Pβ←γ[v]γ)=(Pα←βPβ←γ)[v]γ,∀v∈V
Do đó Pα←γ=Pα←βPβ←γ
Chứng minh (3)
Theo (2) với γ=α có Pα←γ=Pα←βPβ←γ⇔Pα←α=Pα←βPβ←α⇔In=Pα←βPβ←α
Ý nghĩa
|
Ánh xạ hợp ϕγ∘ϕβ−1:Kn→Kn là một ánh xạ tuyến tính từ
Kn tới chính nó biểu diễn bởi: x↦Pγ←βx, trong đó Pγ←β là ma trận n×n gọi là ma trận chuyển đổi (cơ sở) (transition matrix) từ β sang γ .
Chứng minh: dùng tính chất phép nhân ma trận.
Ma trận biểu diễn ánh xạ tuyến tính (Matrix representation of linear map)
Định nghĩa
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K, β=(b1,...,bn) là một cơ sở của V và γ=(g1,…,gm) là một cơ sở của W, f:V→W là một
ánh xạ tuyến tính từ V đến W.
Do các
vector bj∈V⇒f(bj)∈W,j=¯1,n,
mặc khác γ=(g1,…,gm) là một cơ sở của W nên f(bj) có thể biểu diễn theo cơ sở γ=(g1,…,gm):
f(bj)=a1jg1+a2jg2+...+amjgm=∑mi=1aijgi,i=¯1,m⇒[f(bj)]γ=[a1j⋮amj]
Khi đó ma
trận m×n A=(aij) có các vector cột là tọa độ của f(bj) trong cơ sở γ gọi là ma trận
biểu diễn ánh xạ tuyến tính f:V→W đối với cặp cơ
sở (β,γ).
A=[f]γβ=[[f(b1)]γ|[f(b2)]γ|⋯|[f(bn)]γ]=[a11…a1n⋮⋱⋮am1⋯amn]
Trong trường hợp f là tự đồng cấu V=W và β=γ có thể viết [f]β thay vì [f]ββ.
Định lý
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K với cặp cơ sở (β,γ), f:V→W là một
ánh xạ tuyến tính từ V đến W, thì ∀u∈V:
[f(u)]γ=[f]γβ[u]β
Chứng minh:
Do u∈V nên có
thể biểu diễn bởi cơ sở β=(b1,...,bn): u=∑nj=1ujbj
Do f và ϕγ
là ánh xạ tuyến tính nên theo tính chất của ánh xạ tuyến tính:
f(u)=f(∑nj=1ujbj)=∑nj=1f(ujbj)=∑nj=1ujf(bj)⇒[f(u)]γ=ϕγ(∑nj=1ujf(bj))=∑nj=1ujϕγ(f(bj))=∑nj=1uj[f(bj)]γ⇒[f(u)]γ=[[f(b1)]γ|[f(b2)]γ|⋯|[f(bn)]γ][u1⋮un]=[f]γβ[u]β
[f(u)]γ=[f]γβ[u]β còn gọi là biểu thức
tọa độ của ánh xạ tuyến tính f đối với cặp cơ sở (β,γ).
Khi chỉ đề cập ánh xạ tuyến tính f:V→W mà không chỉ định cặp cơ sở (β,γ) có nghĩa ngầm định ánh xạ
được xét sử dụng cơ sở chính tắc của V, W. Ma trận trong cặp cơ sở chính tắc gọi
là ma trận chính tắc.
Tổng hai ánh xạ tuyến tính (Sum of two linear maps)
Định nghĩa
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K, f, g là ánh xạ tuyến tính từ V đến W f,g:V→W. Tổng của hai ánh xạ tuyến tính ký hiệu f+g được định
nghĩa:
(f+g)(x)=f(x)+g(x)
Ánh xạ tổng
f+g
của hai ánh xạ tuyến tính f và g là một ánh xạ tuyến tính.
Chứng minh:
Với ∀α,β∈V,∀r,s∈K:
(f+g)(rα+sβ)=f(rα+sβ)+g(rα+sβ)=rf(α)+sf(β)+rg(α)+sg(β)=r[f(α)+g(α)]+s[f(β)+g(β)]=r(f+g)(α)+s(f+g)(β)
Do đó f+g là một ánh xạ tuyến tính
Định lý
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K lần lượt có cơ sở là (β,γ). Giả sử f, g là ánh xạ tuyến tính từ V đến W f,g:V→W ứng với
hai cơ sở (β,γ):
[f+g]γβ=[f]γβ+[g]γβ
Chứng minh:
Với f+g,ϕγ là các ánh xạ tuyến tính, ∀u∈V
[(f+g)(u)]γ=ϕγ((f+g)(u))=ϕγ(f(u)+g(u))=ϕγ(f(u))+ϕγ(g(u))=[f(u)]γ+[g(u)]γ
Mặc khác [(f+g)(u)]γ=[f+g]γβ[u]β,[f(u)]γ=[f]γβ[u]β,[g(u)]γ=[g]γβ[u]β
nên
[f+g]γβ[u]β=[f]γβ[u]β+[g]γβ[u]β=([f]γβ+[g]γβ)[u]β,∀u∈V
⇒[f+g]γβ=[f]γβ+[g]γβ
Tích của một ánh xạ tuyến tính với vô hướng (multiplication of linear maps with scalars)
Định nghĩa
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K, f là ánh xạ tuyến tính từ V đến W f:V→W. Tích của một ánh xạ tuyến tính với vô hướng
(scalar multiplication) k∈K, ký hiệu kf được định nghĩa
(kf)(x)=kf(x)
Với k=−1 tích của ánh xạ f với k: (−1)f gọi là ánh
xạ đôi của f và ký hiệu là −f.
Tích của một
ánh xạ tuyến tính với vô hướng (scalar multiplication) là một ánh xạ tuyến
tính.
Định lý
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K với cặp cơ sở tương ứng là (β,γ). Giả
sử f là một ánh xạ tuyến tính từ V đến W f:V→W, k∈Kvô hướng (scalar
multiplication).
[kf]γβ=k[f]γβ
Tích của hai ánh xạ tuyến tính (multiplication of linear maps/composite of linear maps)
Định nghĩa
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K, f, g là các ánh xạ tuyến tính f:V→W,g:W→U. Tích của hai ánh xạ f và g ký hiệu là gf được xác định như sau:
(gf)(x)=g(f(x))
Tích của
hai ánh xạ tuyến tính cũng là một ánh xạ tuyến tính.
Chứng minh:
Với ∀α,β∈V,∀r,s∈K:
(gf)(rα+sβ)=g(f(rα+sβ))=g(f(rα))+g(f(sβ))=g(rf(α))+g(sf(β))=r(gf)(α)+s(gf)(β)
Do đó gf là một ánh xạ tuyến tính.
Tích của hai ánh xạ tuyến tính còn gọi là hợp của hai ánh xạ
tuyến tính (composite of two linear maps) và ký
hiệu là g∘f
Tương đương với phép nhân ma trận (Equivalence of composition and matrix multiplication)
Giả sử V,
W, và Z là các không gian vector trên trường K lần lượt có các cơ sở là α,β,γ.
Giả sử f, g là hai ánh xạ tuyến tính f:U→V,g:V→W:
[gf]γα=[g]γβ[f]βα
Chứng minh:
Giả sử α=(u1,u2,...,up),β=(v1,v2,...,vn),γ=(w1,w2,...,wm)
Do ui∈U⇒f(ui)∈V,i=¯1,p, ma trận chuyển đổi n×p từ α→β tương ứng f(ui)=∑nj=1ajivj,j=¯1,n
[f]βα=[a11…a1p⋮⋱⋮an1⋯anp]
Tương tự do vj∈V⇒g(vj)∈W,j=¯1,n, ma trận chuyển
đổi m×n từ β→γ tương ứng g(vj)=∑mk=1bkjwk,k=¯1,m
[g]γβ=[b11…b1n⋮⋱⋮bm1⋯bmn]
Do đó g(f(ui))=g(∑nj=1ajivj)=∑nj=1ajig(vj)=∑nj=1aji∑mk=1bkjwk
Đổi thứ tự tính tổng g(f(ui))=∑nj=1aji∑mk=1bkjwk=∑mk=1(∑nj=1bkjaji)wk
Đặt cki=∑nj=1bkjaji\]khiđó:\(gf(ui)=g(f(ui))=∑mk=1ckiwk.
Theo định nghĩa, ma trận chuyển đổi m×p từ α→γ là:
[gf]γα=[c11…c1p⋮⋱⋮cm1⋯cmp]
Như do cki=∑nj=1bkjaji nên [gf]γα=[g]γβ[f]βα.
Định lý
Giả sử f,
g, h là các ánh xạ tuyến tính. Khi đó
h(gf)=(hg)fh(f+g)=hf+hg(f+g)h=fh+gh
nếu các
phép toán của hai vế đều có nghĩa.
Chứng minh:
Giả sử f,
g,h là các ánh xạ tuyến tính f,g:V→W,h:W→U.
Với ∀x∈V:
(f+g)(x)=f(x)+g(x)h(f+g)(x)=h((f+g)(x))=h(f(x)+g(x))=h(f(x))+h(g(x))=(hf)(x)+(hg)(x)=(hf+hg)(x)
Đổi cơ sở của ánh xạ tuyến tính (Change of basis for a linear map)
Giả sử V và
W là hai không gian vector trên trường K có các cặp cơ sở (β,γ),(β′,γ′), f:V→W là một ánh xạ tuyến tính từ V đến W với các ma trận
tương ứng là A, B. Nếu
P=Pβ←β′ và Q=Qγ←γ′ là các ma trận đổi cơ sở từ β←β′ và γ←γ′ thì B=Q−1AP
|
Giả sử V là
không gian vector trên trường K có các cơ sở β,γ, f:V→V là một toán tử tuyến tính (tự đồng cấu)
với các ma trận tương ứng với hai cơ sở là A, B. Nếu P=Pβ←γ là ma trận đổi cơ sở từ γ→β thì B=P−1AP
|
No comments:
Post a Comment